Showing posts with label cẩm nang cưới. Show all posts
Showing posts with label cẩm nang cưới. Show all posts

Sunday, December 3, 2017

Chuẩn bị cưới vào cuối năm cần lưu ý những gì?

Vào dịp cuối năm, nhiều cặp đôi vẫn quyết định tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, việc tổ chức đám cưới vào cuối năm có khá nhiều thứ cần chuẩn bị hơn bình thường. Vậy bạn cần phải chuẩn bị những gì nếu muốn tổ chức cưới vào những ngày này?

Chuẩn bị trước ngày cưới

Với tâm lý muốn nhanh chóng tổ chức xong việc trọng đại khi năm hết tết đến, nhiều cô dâu chú rể chọn dịp cuối năm để tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, tổ chức đám cưới những ngày này lại mang đến cho bạn rất nhiều khó khăn từ việc thuê dịch vụ đến việc mời khách tham dự. Do đó bạn cần lưu tâm những lưu ý sau đây:

- Đặt càng sớm càng tốt các dịch vụ bạn cần sử dụng trong đám cưới. Tránh việc  đặt cận ngày sẽ làm thay đổi kế hoạch đã định của bạn.

- Chỉ nên đặt những dịch vụ nào thật cần thiết, không nên quá kỳ vọng vào sự cầu kỳ vào những ngày giáp tết. 

- Cần thỏa thuận rõ ràng tất cả dịch vụ đã đặt trước khi đi đến ký kết hợp đồng. Một bản hợp đồng cụ thể trong tay sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý nếu có bất cứ sai sót nào xảy ra. 
Thỏa thuận rõ ràng điều khoản trước khi ký kết hợp đồng
- Nên quan tâm tới vấn đề giá cả vì bao giờ dịch vụ trong những ngày cận tết cũng đặc biệt cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Điều này giúp bạn giảm được rủi ro khi phát sinh chi phí quá cao trong khâu tổ chức.

Cần chuẩn bị chu đáo cho đám cưới

- Luôn chuẩn bị sẵn phương án dự phòng khi bên dịch vụ đột ngột thay đổi. Bạn nên nhờ gia đình hoặc bạn bè trợ giúp.

- Thiệp cưới, phụ kiện, trang trí, ảnh cưới, trang sức, nhẫn cưới, trang phục cưới… tất cả đều phải đầy đủ có khoảng 1 tuần trước ngày cưới. 
Thiệp cưới, nhẫn cưới ần được chuẩn bị đầy đủ
- Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ hoãn lại tuần trăng mật vì sau khi cưới bạn sẽ phải chuẩn bị đón tết cùng gia đình và đi thăm hỏi họ hàng đôi bên đấy.

Chuẩn bị làm quen với gia đình mới sau khi cưới

Cưới gần tết cũng chính là cơ hội tốt để bạn có thể làm quen được hết mọi người trong họ hàng hai bên. Vì thế, trách nhiệm của vợ chồng mới đối với những lễ chào hỏi như thế này là điều bạn cần biết đó là:
- Cô dâu mới nên “thủ” sẵn cho mình một vài món ăn ngon để sẵn sàng phụ giúp mẹ chồng dọn cỗ ngày tết hoặc làm mâm cỗ đãi khách. Đây chính là cơ hội để bạn chứng tỏ sự đảm đang trước nhà chồng. 

- Đôi vợ chồng mới cần thể hiện sự niềm nở và chừng mực trong những lần gặp mặt ra mắt với từng người họ hàng trong họ để có thể tạo mối quan hệ thân thiết hơn trong gia đình. 
Cô dâu nên vào bếp và trổ tài nấu nướng
- Cô dâu cũng nên chuẩn bị tâm lý đón nhận những lời bàn tán vào của những bà cô trong họ. Có thể câu chuyện mọi người xì xầm với nhau chỉ mang tính chất những câu chuyện phiếm và những điều đó không đáng để bạn bận tâm quá nhiều.
- Những món quà tết dành cho ông bà, bố mẹ và những bao lì xì may mắn cho các cháu nhỏ trong nhà là điều không thể thiếu và là cách để bạn gây thiện cảm đấy.

Qùa tết là điều nên có 

Chuẩn bị những món quà ý nghĩa cho người thân
Mặc dù có không ít những khó khăn trong dịp cuối năm nhưng kết hôn vào thời điểm này cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự hiếu kính và có cơ hội để mọi người trong họ hai bên biết mặt và trò chuyện cùng nhau. Hãy cứ yên tâm trở thành những cô dâu, chú rể tuyệt vời nhất trong ngày hôn lễ nhé.


Phạm Dịu (Tổng hợp)

Tuesday, November 7, 2017

Bí quyết xếp tráp ăn hỏi miền Bắc đẹp và ý nghĩa nhất

Tráp ăn hỏi là vật không thể thiếu trong các nghi lễ ăn hỏi truyền thống của người miền Bắc. Khi tổ chức ăn hỏi, điều quan trọng nhất được chú trọng nhất chính là xếp mâm tráp sao cho đúng và đẹp nhất.

Nghi lễ ăn hỏi rất quan trọng, biểu hiện nhà trai ngỏ lời cưới dâu nên rất được chú trọng. Cách xếp tráp ăn hỏi chính là cơ sở để đánh giá  thiện chí, tấm lòng trân trọng của nhà trai đối với nhà gái. Các lễ vật ăn hỏi luôn được chú trọng bài trí đẹp sao cho đẹp mắt, thường theo hình tháp và được sắp xếp cẩn thận để tránh bị đổ hay rơi vỡ, gây mất vui cho ngày trọng đại.
Bi-quyet-xep-trap-an-hoi-mien-Bac-dep-va-y-nghĩ-nhat
Lễ ăn hỏi 9 tráp tại miền Bắc

Mâm tráp ăn hỏi miền Bắc gồm những gì?

Số lượng lễ vật thường là tùy thuộc vào từng vùng, điều kiện gia đình. Ở miền Bắc, số tráp ăn hỏi phải là số lẻ 3, 5, 7, 9… và hầu hết các  gia đình thường chọn 5, 7 tráp vì tiện lợi, vừa có đầy đủ các lễ vật cần thiết.
Lễ ăn hỏi 3 tráp gồm những gì? Với 3 tráp, nhà trai cần chuẩn bị mâm trầu cau, chè, và mâm hạt sen (hoặc thay bằng mâm bánh phu thê).
Lễ ăn hỏi 5 tráp thì thường có: Mâm trầu cau, chè, mứt hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh phu thê hoặc bánh cốm.
Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì? Bên cạnh trầu cau vốn không thể thiếu thì mâm chè, mâm bánh cốm, thuốc lá, hạt sen, mâm bánh đậu xanh và mâm ngũ quả là lựa chọn “chuẩn”.
Bi-quyet-xep-trap-an-hoi-mien-Bac-dep-va-y-nghia-nhat
Bộ lễ ăn hỏi 7 tráp truyền thống

Nếu chưa biết lễ ăn hỏi 9 tráp gồm những gì thì bạn có thể chuẩn bị: Mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
Thường có ít nhà chọn nhiều hơn 9 tráp nhưng nếu thắc mắc 11 tráp ăn hỏi gồm những gì thì bạn có thể thêm vào mâm 9 tráp: Tháp bia lon, bánh nướng bánh dẻo, xôi gấc trang trí đậu xanh…

Chuẩn bị

Trong số 5 tráp, lễ vật thường bao gồm:
Trầu cau
Bánh cốm
Mứt sen trần
Rượu và thuốc lá
Hoa quả
Bên cạnh những lễ vật này bạn còn cần chuẩn bị thêm phụ kiện trang trí như ruy băng, nơ, chữ hỷ…

Cách xếp tráp ăn hỏi cho lễ 5 tráp

Xếp tráp trầu cau

Tráp ăn hỏi quan trọng nhất trong đám cưới. Nhà trai đặt buồng cau vào giỏ và trang trí thêm lá trầu sao cho đẹp và xoè nhất. Lá cau phải là số chẵn vì ông bà xưa cho rằng, trầu cau luôn đi liền có đôi có cặp.

Tráp bánh cốm, bánh phu thê

Bánh phu thê không thể thiếu đi trong lễ cưới bên cạnh các loại bánh cưới đắt tiền hiện nay. Bánh phu thê được gói trong giấy bóng kính, đặt trong hộp vuông và kết thành tráp.

Mâm mứt sen trần

Mứt sen được xếp theo hình tháp, kết hoa đỏ, gắn chữ hỷ – được coi là tín hiệu may mắn cho đám cưới.
Bi-quyet-xep-trap-an-hoi-mien-bac-dep-va-y-nghia-nhat
Tráp bánh cốm, bánh phu thê được trang trí cầu kỳ

Lễ rượu, thuốc

Bạn đặt các chai rượu thẳng đứng hoặc hơi nghiêng miễn sao thành hình dáng đẹp. Sau đó thêm hoa tươi, nơ hay dán thêm chữ hỷ là bạn đã có ngay mâm lễ vật sang trọng và tinh tế.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả thường được sắp thành mâm rồng phượng hoặc đơn giản hơn là đặt sao cho mâm quả tròn trịa nhất. Lưu ý nho nhỏ là cần đặt các loại quả có vỏ cứng bên dưới, hoa quả mềm, dễ dập nên đặt bên trên.
Bi-quyet-xep-trap-an-hoi-mien-bac-dep-va-y-nghia-nhat
Tráp mâm ngũ quả được sắp theo hình rồng phượng
Với những chia sẻ trên của chúng tôi, hẳn bạn đã hình dung được cách sắp xếp tráp ăn hỏi đẹp mắt cho đám ăn hỏi sắp tới của mình rồi đúng không nào. Đức Vinh xin kính chúc các bạn luôn hạnh phúc, ngập tràn yêu thương trong cuộc sống hôn nhân nhé!

Phạm Dịu (Tổng hợp)

Sunday, November 5, 2017

Cần chuẩn bị đám cưới từ đâu?

Bạn đang lên kế hoạch cho đám cưới của mình nhưng chưa biết cần phải bắt đầu từ đâu? Bạn đang khá lo lắng khi có quá nhiều thứ phải chuẩn bị? Đừng quá lo lắng, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn có trong tay kế hoạch chuẩn bị đám cưới. Những bước dưới đây là những gợi ý để bạn chuẩn bị đám cưới cho mình hiệu quả nhất.

Cần lên ngân sách sơ bộ

Ngân sách là điều đáng lưu ý đầu tiên khi bắt tay vào chuẩn bị đám cưới và cả cuộc sống hôn nhân sau này. Để chuẩn bị nhất cho đám cưới, bạn nên cân nhắc về tài chính, bạn đang có ngân sách bao nhiêu, dự định ngân sách bao nhiêu cho đám cưới. Các mục cần lên ngân sách chi tiết gồm: áo cưới, ảnh cưới, làm tóc và trang điểm, chi phí trang phục cho bố mẹ, chi phí đi lại,.....
Thực tế cho thấy nhiều đám cưới chi phí thực tế với kinh phí đã ước tính ở bản kế hoạch sẽ có thể lên đến hàng chục triệu nên bạn cần có hoạch càng chi tiết càng tốt.
Can-chuan-bi-cho-dam-cuoi-tu-dau
Lên ngân sách cho đám cưới góp phần chi tiêu hợp lý

Khảo sát những gói dịch vụ thực tế

Nên khảo sát trước các dịch vụ mình sẽ sử dụng về xu hướng, giá cả,... Bạn nên tìm các thông tin về giá, các gói dịch vụ, trang phục cưới, nhà hàng,... trên các website, báo và nhất là nhờ sự tư vấn của bạn bè, những người từng trải.
Cùng với đó, bạn cần tìm hiểu thêm về các nghi lễ cưới hỏi ở địa phương để chuẩn bị cho phù hợp với phong tục ở đó. Mỗi địa phương có những phong tục, quy định khác nhau nên bạn cần dành thời gian tìm hiểu. 
Các thông tin về xu hướng cưới, giá cả, thị hiếu,... thay đổi theo mùa, bạn cần quyết định các dịch vụ sẽ sử dụng từ 3-4 tháng trước cưới, vừa đỡ tăng giá, vừa có nhiều khuyến mãi cho bạn lựa chọn.

Sắp xếp thời gian hợp lý

Bạn cần lên kế hoạch thời gian cưới, mời họ hàng rõ ràng cho những khâu chuẩn bị đám cưới của mình. Với các đôi ở xa cần có thời gian đặt vé trước, sắp xếp các công việc tại cơ quan để nghỉ phép. Sau đó, bạn cần có kế hoạch cụ thể ngày nào, làm gì để mọi thứ thuận lợi.
Can-chuan-bi-dam-cuoi-tu-dau
Lên kế hoạch chuẩn bị giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian

Bắt đầu chọn lọc khách mời

Bạn cần lên danh sách khách mời, số lượng khách mời trước khi đặt nhà hàng để tìm được không gian tiệc hợp lý nhất. Việc mời quá nhiều người dễ gây lãng phí và khó khăn trong quá trình đặt tiệc. Danh sách khách mời nên vừa đủ, vừa tránh lãng phí, vừa tiến hành những công việc khác được nhanh chóng.
Can-chuan-bi-dam-cuoi-tu-dau
Khách mời nên là những người thân thiết, họ hàng gần
Trên đây là những chia sẻ của cho thuê xe cưới Đức Vinh, hy vong sẽ là những thông tin hữu ích tham khảo để công tác chuẩn bị đám cưới của bạn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Làm thủ tục đăng ký kết hôn cần lưu ý những gì?

Nhiều cặp đôi trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân đều  khá rối vì không biết làm thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào, ở đâu và cần có những giấy tờ gì. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo ấy với những lưu ý quan trọng khi làm đăng ký kết hôn.

Điều kiện để đăng ký kết hôn là gì?

Điều kiện để đăng ký kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm
Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng
Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần)
Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời
Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
Đối với hôn nhân đồng giới – Luật hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng vẫn “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Các giấy tờ khi đăng ký kết hôn gồm:
Cần có bản sao hộ khẩu
Chứng minh nhân dân (bản công chứng sao y)
Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú
Trong trường hợp nếu đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Lam thu tuc dang ky ket hon can luu y nhung gi
Thủ tục pháp lý chứng nhận quyền hôn nhân

Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những chi tiết gì?

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt và cam kết về ý nguyện đăng ký kết hôn. Nếu  hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Thời gian có giấy chứng nhận kết hôn?

Trong thời hạn 5-10 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Khi hoàn thành thủ tục, Ủy ban phường (xã) sẽ cấp 2 bản đăng ký kết hôn, mỗi cô dâu và chú rể giữ một bản.

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam.
Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam) ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.
Thủ tục kết hôn với người nước ngoài phức tạp hơn
Khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, là người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, bạn phải hoàn tất 01 bộ hồ sơ bao gồm:
1. Tờ khai đăng ký kết hôn
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
3. Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
4. Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)

Đối với người nước ngoài đang cư trú cần chuẩn bị gì?

Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú. Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.
Khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ, một trong hai bên vợ hoặc chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường xã (theo quy định mới), nơi công dân đó đang thường trú. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn là 25 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Lam thu tuc dang ky ket hon can luu y nhung gi
Tìm hiểu kỹ thủ tục đăng ký kết hôn giúp tiết kiệm thời gian

Việc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp để làm rõ nhân thân và sự tự nguyện kết hôn, mức độ hiểu nhau của hai bên. Thủ tục đăng ký kết hôn sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Nguồn: Tổng hợp

Thursday, October 19, 2017

Tìm hiểu ý nghĩa về những tráp ăn hỏi trong ngày cưới trọng đại

Lễ ăn hỏi là lễ quan trọng trong ngày cưới, các lễ vật được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp ăn hỏi. Tráp ăn hỏi là vật phẩm không thể thiếu được trong ngày lễ ăn hỏi, khi mà nhà trai mang đến ra mắt nhà giá. Nếu như nhà gái nhận lễ tức là họ đồng ý gả con gái đi. Chính vì vậy, bao giờ cũng thế, lễ ăn hỏi luôn được tổ chức trước ngày cưới.
Vậy ý nghĩa của những vật phẩm có trong tráp ăn hỏi là gì? Hãy cùng dịch vụ cho thuê xe cưới Đức Vinh tìm hiểu về nét đẹp văn hóa này nhé.

Ý nghĩa tuyệt đẹp của các tráp ăn hỏi
Theo dịch vụ cho thuê xe cưới giá rẻ Đức Vinh, tùy từng vùng miền mà số lượng mâm quả cưới có thể khác nhau. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy các tráp ăn hỏi luôn có số lẻ và có các lễ vật gần như được mặc định bao gồm: trầu cau, chè, rượu, thuốc lá, bánh phu thê, trái cây, phong bì tiền,..
Trầu cau
Dân gian ta xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” chính vì vậy, dù đám cưới theo phong tục Bắc - Trung – Nam thì trong lễ ăn hỏi, tráp đầu tiên bao giờ cũng là những khay trầu cau. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sắt son bền chặt của cuộc sống hôn nhân trong tương lai của 2 người. 
Trái cây
Kết quả của sự đơm hoa kết trái chính là những thứ quả ngọt ngào. Chính vì vậy, tráp ăn hỏi luôn có một tráp trái cây tượng trưng cho những mong muốn về cuộc sống vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc, viên mãn.
Bánh
Bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm... là các sản phẩm bánh truyền thống vốn thường được dùng trong các lễ ăn hỏi. Đặc biệt chính là loại bánh phu thê. Mang nhiều giai thoại khác nhau bánh phu thê chính là chiếc bánh hỏi mang ý nghĩa về tình nghĩa vợ chồng, thể thể hiện mong ước về tình yêu mặn nồng, hòa quyện vào nhau.
Hiện nay, tại nhiều lễ hỏi bánh phu thê còn có thể thay thế bằng xôi gấc và lợn quay. Đây đều là những món ăn mang ý nghĩa tượng chưng cho tình cảm vợ chồng sắt son, bền chặt và sự sung túc, tài lộc và là lời chúc đôi uyên ương sớm có em bé.
Trà và rượu
Là thứ lễ vật không thể thiếu trong mọi nghi thức truyền thống tại lễ ăn hỏi chính là trà và rượu. Bên cạnh ý nghĩa mang là thể hiện sự kính cẩn, là lời xin phép của con cháu, ông bà tổ tiên sẽ về chứng giám cho đôi trẻ để đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Trà và rượu còn mang hương vị nồng cháy, tượng chưng cho các hương vị sắc màu cuộc sống của cặp đôi trong hôn nhân
Tiền đen
Lễ đen hay còn gọi là tiền đen là một trong những phn không thể thiếu của tráp ăn hỏi. Với ý nghĩa tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái với nhà trai số tiền này cũng được coi như món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng cảm ơn gia đình đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu mới của họ.
Như vậy, có thể thấy, các tráp ăn hỏi đều mang những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời phải không nào. Hãy lưu giữ nét đẹp dân gian này trong những lễ ăn hỏi để ý nghĩa của tục lệ tốt đẹp này không bị biến mất và dần đi vào lãng quên, bạn nhé.



Wednesday, October 11, 2017

Gợi ý 8 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội


Một lễ cưới hoàn hảo không thể nào thiếu đi một bộ ảnh cưới đẹp. Chẳng cần phải đi đâu xa, 8 địa điểm chụp ảnh cưới sau đây ngay tại Hà Nội sẽ là những nơi chụp ảnh cưới đẹp, mang lại cho bạn một bộ ảnh cưới  lung linh.

Khu vực Hồ Gươm và phố cổ Hà Nội

Địa điểm chụp này thích hợp cho những đôi muốn có một địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho bộ ảnh cưới mang đậm nét cổ kính, dịu dàng của Hà Nội. Các hình ảnh từ những hàng cây xanh bên hồ, cầu Thê Húc, tháp Rùa sẽ tôn lên vẻ đẹp của đôi lứa.


Đến với khu phố cổ Hà Nội, cô dâu chú rể sẽ được hòa mình với sự trầm mặc của một Hà Nội ngàn năm rất xưa với những đèn lồng rực rỡ phố hàng Mã, hàng Vải với những cây tre, nứa đẹp mắt hay chụp ảnh bên những khu phố làng nghề cũng mang lại sự lung linh cho bộ ảnh của bạn.

Chụp ảnh cưới tại phim trường Smiley Ville

Địa chỉ chính xác của phim trường tại thôn Trung Thôn, xã Đồng Hội, Huyện Đông Anh, Hà Nội - đây được xem là một trong những phim trường hot nhất miền Bắc. Hiện nay giá vé chụp ảnh cưới tại phim trườngtại đây là 5OO nghìn/giờ/ekip.

Diện tích khu vực này tương đối rộng 5,5ha được trang trí tinh tế với những phong cách kiến trúc hàng đầu thế giới từ châu Âu, châu Á đến La Mã,... tạo cho bạn có nhiều góc chụp. Bộ ảnh cưới của bạn sẽ là sự pha trộn giữa những nét văn hóa vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Phim trường Box Art

Phim trường mang phong cách Hàn Quốc có diện tích hơn 100m2, khá khiêm tốn. Bù lại, phim trường có khu chụp ảnh cưới và quay phim riêng biệt. Tuy chủ yếu theo phóng cách Hàn Quốc những vẫn điểm xuyến nhiều nét riêng của châu Âu với không gian chia làm các phòng riêng biệt, gợi nên khung cảnh của những câu chuyện cổ.

Giá vé hiện nay là 360. 000/ giờ/ekip.

Phim trường Lavender Park

Phim trường này rất rộng, có nhiều cảnh đẹp nhân tạo, nhất là hình ảnh biển với làn nước trong xanh, bãi cát trắng trải dài. Không cần đi biển xa xôi, bạn vẫn có những shoot hình bên biển đẹp lung linh.
Ở đây còn có nhiều khu vực chụp ảnh cưới theo phong cách nước ngoài như ngôi nhà gỗ mang phong cách châu Âu hay những chiếc thuyền Italya lãng mạn.

Giá vé 450. 000/ giờ cho ekip 5 người.

Thảo nguyên hoa Long Biên

Khu vực chụp ảnh cưới này nằm gần trung tâm Hà Nội, mang cả phong cách ngoài trời với không gian rộng, có cừu, ngựa và nhiều hoa để các đôi có thể tự do tạo hình và có những bộ ảnh ngoài trời đẹp nhất.

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát lớn là địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội. Nét kiến trúc độc đáo phương Tây của nhà hát lớn mang đến sự cổ kính, sang trọng. Phong cách thiết kế theo nét kiến trúc miền Nam nước Pháp sẽ tạo nên những shoot hình đẹp tinh tế.

Tràng Tiền Plaza

Đây có lẽ là địa điểm được chọn là địa điểmchụp ảnh cưới miễn phí nhiều nhất ở Hà Nội. Chụp ảnh cưới buổi tối ở đây là đẹp và thú vị nhất. Phố lên đèn, ánh sáng lung linh quanh cô dâu chú rể cùng với một địa điểm được trang trí vô cùng cầu kỳ mang đến cho các cặp đôi những trải nghiệm khó quên.


Vườn nhãn Gia Lâm

Không gian ở đây tương đối rộng, phù hợp chụp ảnh ngoài trời. Không gian vườn nhãn được điểm xuyến với xích đu, chong chóng nhiều màu cùng với những hàng cỏ xanh mướt, hoa trắng và cỏ cây khô trụi,...mang đến không gian vô cùng tự nhiên và đẹp.

Giá thành của địa điểm này phù hợp với những đôi muốn sở hữu bộ ảnh cưới đẹp nhưng tiết kiệm trong một khung cảnh hòa mình với thiên nhiên tươi mát, thơ mộng.
Trên đây là những gợi ý về địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Hà Nội. Bên cạnh tìm được địa điểm chụp ảnh cưới, nếu cô dâu và chú rể quan tâm đến dịch vụ cho thuê xe cưới, hãy liên hệ đến dịch vụ cho thuê xe cưới tại Đức Vinh, quý khách sẽ hài lòng với chất lượng xe và chất lượng dịch vụ tốt nhất thị trường hiện nay. Đức Vinh hân hạnh đồng hành cùng quý khách trong ngày vui trọng đại.





Hướng dẫn chọn bìa album ảnh cưới đẹp và bền theo năm tháng

Lễ cưới là dịp trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Để lưu giữ lại khoảnh khắc ấy, cặp đôi nào cũng muốn có một album chụp ảnh cưới đẹp. Một bộ album ảnh cưới ưng ý không thể thiếu 2 điều sau.
Hình thức album chụp ảnh cưới đẹp
Hiện nay trên thị trường, album ảnh cưới rất nhiều và cũng rất đa dạng. Theo như hiện nay, hình thức album chụp ảnh cưới được xếp thành các loại cơ bản sau đây:
Bìa album bằng da: đây là album truyền thống được làm từ da với ưu điểm là bền, chất lượng tốt. Nhược điểm là khá cồng kềnh và nặng. Bìa da được kèm thêm khung ảnh nhỏ, trang trí họa tiết bắt mắt và nhất là có lớp bảo vệ cho 4 góc bìa bằng kim loại rất bền. Để tránh hỏng, cần phải lau chùi thường xuyên.
huong-dan-chon-bia-album-anh-cuoi-dep-va-ben-theo-nam-thang
Bìa album ảnh cưới bằng da đẹp
Bìa album bằng gỗ:  Bìa có thể là bìa bọc vải hay bìa gỗ khắc laser. Ưu điểm của loại này là rất sang trọng, chắc chắn, dễ bảo quản. Lưu ý cần lau chùi thường xuyên tránh bụi bẩn và ẩm mốc.
Bìa album bằng mica:  Với bìa mica, bạn có thể in nhiều hình tạo sự riêng biệt. Chất liệu mica không bị ẩm mốc nên việc bảo quản không kỳ công như hai loại bìa trên. Hiện nay, loại bìa này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Bìa album cưới kim loại: Bìa ảnh cưới này ít phổ biến hơn thích hợp cho các đôi chụp ảnh cưới cá tính. Hình ảnh trên bìa có nét sắc sảo nhờ chất liệu kim loại pha thêm chút màu lấp lánh.
huong-dan-chon-bia-album-anh-cuoi-dep-va-ben-theo-nam-thang
Lựa chọn bìa album ảnh cuới đẹp và bền theo năm tháng
Một số mẫu album ảnh cưới đẹp khác: Ngoài các mẫu album ảnh cưới trên, album ảnh hiện nay còn có thêm nhiều loại khác như photobook. Ưu điểm của photobook là ảnh đẹp, chất và giá thành rẻ. Thay vì chỉ có 1 bộ album chụp ảnh cưới thì bạn có thể in nhiều bộ để tặng cho người thân, gia đình, bạn bè. Hạn chế của album này là rất khó giữ được lâu vì khá mỏng nên việc bảo quản rất khó khăn.
huong-dan-chon-bia-album-anh-cuoi-dep-va-ben-theo-nam-thang
Hướng dẫn chọn bìa album ảnh cưới đẹp và bền theo năm tháng

Chọn chất liệu giấy in bên trong album chụp ảnh cưới

Khi chọn được bìa album, bạn phải quan tâm tới chất liệu giấy bên trong cho phù hợp sở thích, điều kiện cũng như loại bìa bạn chọn. Các chất liệu giấy cho một bộ album chụp ảnh cưới đẹp thường được sử dụng:
Giấy couche: Loại giấy này giá thành rẻ, mặt giấy bóng do được tráng hợp chất hút mực nên màu in rất đẹp và bắt mắt.
huong-dan-chon-bia-album-anh-cuoi-dep-va-ben-theo-nam-thang
Hướng dẫn chọn bìa album ảnh cưới đẹp và bền theo năm tháng
Giấy mộc: Giá của loại giấy này tương đối rẻ, mặt giấy hơi nhám và có các vân giấy tạo nên độ sâu cho ảnh. Giấy mộc này bám màu cực tốt, màu sắc thể hiện khá trung thực.
Giấy Lustre: Loại giấy kiu dáng giống giấy lụa in ảnh cổ điển, màu sắc ảnh vô cùng chân thực, nhất là khả năng chống bụi, chống nước cực kỳ tốt.
Ngoài các loại giấy kể trên, còn có nhiều loại giấy khác được sử dụng làm album chụp ảnh cưới đẹp nhất hiện nay như: Econo, Klasica, E-photo… Trước khi lựa chọn một album phù hợp, bạn nêm tham khảo ưu, nhược điểm từng loại để đưa ra quyết định chính xác nhất.
huong-dan-chon-bia-album-anh-cuoi-dep-va-ben-theo-nam-thang
Hướng dẫn chọn bìa album ảnh cưới đẹp và bền theo năm tháng
Một album chụp ảnh cưới đẹp tinh tế không thể thiếu đi một chiếc xe cưới trong ngày cưới. Chiếc xe cưới sẽ làm cho hôn lễ của bạn thêm phần hoàn hảo. Hãy đến với dịch vụ cho thuê xe cưới Đức Vinh để lựa chọn được dòng xe cưới phù hợp nhất cho ngày hạnh phúc nhất của bạn.


Saturday, October 7, 2017

Bỏ túi những kinh nghiệm khi chụp ảnh cưới ngoại cảnh


Nếu đã chán cách chụp ảnh cưới truyền thống thì chụp ảnh cưới dã ngoại sẽ là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn. Để chụp được bộ ảnh cưới ngoại cảnh đẹp, bạn phải chuẩn bị khá kỹ lưỡng, vậy bạn đã có kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh chưa? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm khi chụp ảnh cưới ngoại cảnh nhé.

Nên chuẩn bị một tấm trải nền màu trắng

Chụp ảnh ngoại cảnh thường di chuyển nhiều khiến váy cưới bị bẩn, việc xử lý sẽ rất mất công. Vì thế, một mẹo nhỏ khi chụp ảnh cưới ngoại cảnh là nên mang theo một tấm trải màu trắng.
Tấm trải được sử dụng để cô dâu dẫm chân và đỡ phần váy chạm đất. Do tấm trải màu trắng nên khi cô dâu có cử động hay xê dịch thì cũng không bị lộ vì cùng màu với váy cưới.

Tránh việc di chuyển cô dâu nhiều khi chụp ảnh cưới ngoại cảnh

Khi đã tìm được kiểu tạo dáng cho cô dâu thì không nên bắt cô dâu phải di chuyển nhiều mà hãy cố gắng chụp ngay. Di chuyển sẽ khiến việc tạo dáng không được đẹp nữa thậm chí gây bẩn váy hay rách váy. Một buổi chụp chỉ nên di chuyển 3-4 địa điểm.

Lựa chọn chụp những điểm nổi bật trên váy cưới

Các chi tiết của chiếc váy cưới luôn luôn phải được làm nổi bật. Nên tìm hiểu cô dâu thích phần nào nhất của váy cưới để khi chụp nhấn vào những phần đó. Có nhiều cách để tôn lên vẻ đẹp của chiếc váy cưới:
- Chụp ảnh cưới cho cô dâu từ phía sau để  làm rõ nút áo, họa tiết, sự thướt tha của đuôi váy cưới.
- Nhấn mạnh đôi giày cô dâu, nên có bức ảnh lộ giày cao gót.
- Cô dâu đội khăn voan hay vương miện thì nên nhấn vào đó.
Không quên vai trò của “trợ lý” chụp ảnh.

Thường thì trong buổi chụp hình, mẹ và em/chị gái thường đi cùng và họ sẽ giúp đỡ cô dâu về trang phục,  phụ kiện,... Tuy nhiên nếu chưa có người đi cùng thì bạn cần bố trí thêm người giúp.
“Trợ lý” chụp ảnh sẽ cầm hoa, đưa hoa cho cô dâu, nâng và xếp váy, chỉnh sửa trang phục hay phụ kiện đi kèm. Người trợ lý rất quan trọng giúp cô dâu có được diện mạo đẹp nhất, bạn sẽ không phải chạy đi lại set up cảnh chụp nữa.

Nên chụp những bức ảnh "truyền thống" trước

Thường những bức ảnh truyền thống nên được chụp trước để có được những bức ảnh cưới tốt nhất. Thông thường, những bức ảnh này cô dâu và chú rể cùng nhau nhìn về phía máy ảnh và cười, xung quanh mọi thứ đều chỉn chu.
Sau khi đã chụp ảnh cưới truyền thống, những bức hình cưới ưng ý để treo trong hôn lễ thì mới chụp những bức ảnh phá cách, những khoảnh khắc tự nhiên của các cặp đôi. Lúc này, các đôi được tự do thỏa sức sáng tạo mà không lo không có ảnh cưới đẹp để giới thiệu trong ngày hôn lễ.


Trên đây là những chia sẻ khi chụp ảnh cưới ngoại cảnh giúp cô dâu chú rể có bộ ảnh cưới ưng ý nhất. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ cho thuê xe cưới, hay thuê xe di chuyển đến các địa điểm chụp ảnh hãy liên hệ đến công ty Vận tải và Du lịch Đức Vinh - đây là địa chỉ cho thuê xe uy tín, chất lượng tại Hà Nội để cùng trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất tại đây.