Sunday, December 13, 2015

Xử lý các hành vi tự ý bới móc, mở bưu gửi chuyển phát nhanh

Chuyển phát nhanh hiện là dịch vụ được ưu tiên sử dụng khi người dân có bưu kiện muốn chuyển gửi đi xa (trong nước và cả nước ngoài). Trong thời gian gần đây, có một số người lạm dụng quyền hạn, thực hiện các hành vi bới móc, mở gửi bưu phẩm chuyển phát nhanh của người gửi để lấy trộm, thay đổi hiện vật bên trong khiến cho nhiều người sử dụng dịch vụ phàn nàn và đòi kiện. Vào ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành  Nghị định 174/2013/NĐ-CP (NĐ 174) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

Được xây dựng theo hướng cập nhật để phù hợp với quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua vào tháng 6/2012, một điểm mới căn bản của NĐ 174 là đã phân biệt rõ mức phạt đối với cá nhân và tổ chức. Theo đó thì, các mức phạt tiền tại quy định này được áp dụng cho tổ chức, còn cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thì mức tiền phạt bằng một nửa đối với mức phạt tổ chức.


Trong nghị định mới, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trọn vẹn ở chương II với tổng cộng 12 điều.

Cụ thể, mức phạt tiền với các hành vi vi phạm quy định về giấy phép bưu chính sẽ lên tới 30 triệu. Trong đó, phạt 3-5 triệu với hành vi không thông báo, thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật. Với một trong các hành vi vi phạm là cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung trong giấy phép bưu chính; tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy phép bưu chính; không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng. Mức phạt là 20-30 triệu với các hành vi khác như cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có giấy phép; mua bán, cầm cố giấy phép. Tổ chức, doanh nghiệp có các hành vi: cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính theo quy định của pháp luật; mua bán, cầm cố giấy phép bưu chính sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng.

Nghị định 714 cũn quy định rõ mức phạt với những vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng, sử dụng dịch vụ. Cụ thể là, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu gửi bị rách, hư hại; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.


Các hành vi như bóc mở bưu gửi trái pháp luật, tráo đổi nội dung bưu gửi; chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; hủy bưu gửi trái pháp luật; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp các biện pháp bảo đảm an toàn cho người vận chuyển, bưu gửi và mạng bưu chính trong kinh doanh dịch vụ; đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không có biên bản, chữ ký của các bên liên quan; tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật; không đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý khi phát hiện bưu gửi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính sẽ phải chịu mức phạt từ 10-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, NĐ 174 cũng quy định chi tiết các mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về: thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận; chuyển tiếp, chuyển hoàn, rút lại bưu gửi; bưu gửi không có người nhận; mạng bưu chính công cộng; chất lượng, giá cước dịch vụ bưu chính; và về tem bưu chính.

0 comments:

Post a Comment